Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Website công ty nên có nhiều ứng dụng tương tác hơn

Ý tưởng 4 tháng 7: website công ty nên có nhiều ứng dụng tương tác hơn - Công ty nên thiết kế, và update các ứng dựng tra cứu trực tuyến trên website công ty. Việc này ngoài việc thuận tiện cho KH khi tra cứu thời gian, thì có tạo nên lượng truy cập rất lớn, càng đẩy mạnh tương tác, web càng được đánh giá cao. Tra cứu này KH có thể tra theo mã, được cấp riêng cho từng KH khi làm với VC. Slogan: Phát triển bền vững, nâng tầm thương
(Hienlt)

Quay video các bài đào tạo sơ cấp cho NV mới

Ý tưởng 3 tháng 7: Quay video các bài đào tạo sơ cấp cho NV mới - Công ty luôn luôn có những nhân sự mới, dẫn đến việc đào tạo nhân viên mới để bắt đầu tốn rất nhiều thời gian, nhiều khi không kịp thời đào tạo làm ảnh hưởng đến tính thần, khó khăn làm việc trong thời gian đầu. Để thuận tiện cho việc nắm bắt kiến thức cho NV mới, tìm hiểu cập nhật kiến thức, thì nên quay video các cuộc đào tạo: Đào tạo mở đầu, đào tạo sellphone, đào tạo kiến thức nền, và đào tạo nghiệp vụ, post trong group học tập lưu hành nội bộ. Những kiến thức căn bản này sẽ giúp nhân viên mới có kênh kiến thức tự học, cũng như hòa nhập nhanh chóng hơn với cách làm việc công ty. Slogan: Vietcert - Nối dài thành công của bạn

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

CÁC LOẠI PHÂN BÓN YÊU CẦU XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THEO TT04/2015/TT - BNPTNT

CÁC LOẠI PHÂN BÓN YÊU CẦU XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THEO TT04/2015/TT - BNPTNT
----------------

Căn cứ Điều 27 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định:

“Điều 27. Nhập khẩu phân bón:

1. Nhập khẩu có giấy phép

Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải có Giấy phép:

a) Phân bón để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu;

d) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

đ) Phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy;

e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học.

2. Nhập khẩu không cần giấy phép

Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây không phải xin phép:

a) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013.

b) Phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương công bố”.
-----------

Cần thêm thông tin, hay cần tư vấn hỗ trợ xin vui lòng liên hệ
Ms. Hiền – 0903 541 599
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com
PHÒNG PHÂN BÓN , THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

QUY TRÌNH, HỒ SƠ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN LÁ

QUY TRÌNH, HỒ SƠ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN LÁ
-----------------
Theo NĐ 202/2013/NĐ - CP và thông tư 41/2014/TT - BNPTNT sản phẩm phân bón lá muốn đưa ra thị trường đều phải tiến hành khảo nghiệm.
Vì vậy, để có thể bán ra thị trường những sản phẩm phân bón lá nhập khẩu, thì đơn vị phải khảo nghiệm trước. Quy trình được thực hiện như sau:
  • Xin giấy phép nhập khẩu phân bón về khảo nghiệm
  • Đăng ký khảo nghiệm tại cục trồng trọt
  • Khảo nghiệm với đơn vị được chỉ định
  • nộp hồ sơ khảo nghiệm lên cục
  • Nhập khẩu hàng về
  • Mở tờ khai HH
  • Chứng nhận hợp quy (Đơn vị chứng nhận sẽ phụ trách kiểm tra kho hàng, giải tỏa hàng về kho)
  • Công bố hợp quy nếu NK lần đầu
  • Thông quan hàng hóa (Với sản phẩm phân bón lá không yêu cầu kiểm tra nhà nước)
BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU GỒM:
  • Hợp đồng (contract)
  • Danh mục hàng hóa (Packing list)
  • Vận đơn
  • Hóa đơn (Invoice)
  • Xuất xứ (Co)
  • Bản thử nghiệm của nước xuất khẩu (test report)
  Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi được BCT chỉ định chứng nhận hợp quy phân bón , cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ Phân bón để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599
Mail: Nghiepvu1@vietcert.org

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

TƯ VẤN XÂY DỰNG, CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ SP PHÂN BÓN VÔ CƠ PHÙ HỢP TCVN 1-2:2008

TƯ VẤN XÂY DỰNG, CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CƠ SỞ SP PHÂN BÓN VÔ CƠ PHÙ HỢP TCVN 1-2:2008
-----------------
1. Tiêu chuẩn cơ sở là gì? 
    Tiêu chuẩn cơ sở (ký hiệu TCCS) là tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường do người đứng đầu Cơ sở xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.

2. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở
-  Quyển công bố tiêu chuẩn cơ sở;
-  Tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá công bố (chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiêm) kèm theo quyết định ban hành;
- Bản sao phiếu đánh giá kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm (đối với hàng hoá cần nghiên cứu khảo nghiệm, thử nghiệm trước khi lưu thông). 

3. Yêu cầu  và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
- Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.

- Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.

4. Loại và phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

-  Loại tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở có thể gồm các loại sau:
  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
  • Tiêu chuẩn quá trình;
  • Tiêu chuẩn dịch vụ;
  • Tiêu chuẩn môi trường.

Tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ sở có thể vận dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn mới để quy định về phân loại tiêu chuẩn một cách thích hợp cho cơ sở mình.

4. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau:

- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
- Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.

5. Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở
     Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:
  • Lập kế hoạch xây dựng TCCS ;
  • Biên soạn dự thảo TCCS;
  • Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
  • Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
  • Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
  • Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
  • Thẩm tra dự thảo TCCS;
  • Công bố TCCS;
  • In ấn TCCS.

6.  Công bố  TCCS
       Người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố TCCS . Hồ sơ dự thảo TCCS được lưu trữ tại cơ sở.
- Thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn cơ sở
-  Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau:
- Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCCS;
- Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2006.
7. Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:
Mục lục;
Phần thông tin mở đầu;
Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);
Phần thông tin bổ sung.
Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia. 3.3.3. Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa.

    Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.
Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, huỷ bỏ hoặc thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.
Căn cứ hướng dẫn chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở.
----------------------
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chuyên thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy Phân bón, thuốc BVTVhướng dẫn xây dựng TCCShồ sơ công bố, thử nghiệm mẫu phục vụ xây dựng TCCS, công bố hợp quy. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chuyên viên nhiệt tình, thông thạo, thủ tục nhanh chóng, chúng tôi cam kết mang tới quý khách hàng dịch vụ đảm bảo chất lượng, độ tin cậy hài lòng cao nhất.
Hân hạnh được phục vụ quý Khách hàng.
Vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí
Ms Hiền - Phòng nghiệp vụ phân bón, thuốc BVTV 
SĐT: 0903 541 599 - 01683 797 717
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com


Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN NHẬP KHẨU KHÔNG CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY THEO TT 41/2014/TT - BNPTNT

NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN NHẬP KHẨU KHÔNG CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY THEO TT 41/2014/TT - BNPTNT

Theo Điều 10, NĐ 41/2013/NĐ - BNPTNT với những sản phẩm phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm, hàng mẫu, phân bón quá cảnh, gia công sẽ không phải làm hợp quy, và thực hiện theo NĐ số 187/2013/NĐ - CP về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. 

---------------------------------------***---------------------------------
Điều 10. Giấy tờ, tài liệu để nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón khác
1. Trường hợp nhập khẩu để kinh doanh
Ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa, tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu phân bón hữu cơ, phân bón khác phải xuất trình cho Cơ quan Hải quan giấy tờ, tài liệu sau:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận hợp quy hoặc phiếu kết quả thử nghiệm lô phân bón nhập khẩu do Phòng thử nghiệm phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón của nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) với Việt Nam cấp.

2. Trường hợpnhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, làm hàng mẫu, nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác và các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
-----------------------------------------
  Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi được BCT chỉ định chứng nhận hợp quy phân bón , cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ Phân bón để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599
Mail: Nghiepvu1@vietcert.org

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

10 Điểm mới của Dự thảo Nghị định mới thay thế nghị Định 202 về quản lý phân bón

10 Điểm mới của Dự thảo Nghị định mới 
thay thế nghị Định 202 về quản lý phân bón
--------------0-0-------------

1. Gộp về 1 bộ quản lý - Bộ NNPTN quản lý cả phân vô cơ và Hữu cơ
2. Giấy phép đủ điều kiện sản xuất có hiệu lực trong 5 năm
3. Không cấp GP thuê sản xuất, chỉ cần có hợp đồng gia công
4. Yêu cầu có PTN thử xây dựng theo Tiêu chuẩn ISO 17025: 2005 
5. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 trong quá trình vận hành, sản xuất, quản lý
6. Thử nghiệm mẫu làm hợp quy tại PTN được chỉ định hoặc công nhận
7. Khảo nghiệm với tất cả các loại phân bón mới chưa có tên trong danh mục
8. Mỗi sản phẩm chỉ được đặt 1 tên thương mại duy nhất, và không được trùng tên với các sản phẩm đã có tên trong danh mục
9. Quy định khắt khe hơn trong viết nhãn sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm nhập khẩu
10. Tất cả các giấy chứng nhận, công nhận còn hiệu lực đều có tính kế thừa khi nghị định mới được bàn hành và áp dụng ngay.
- Bản thảo lần 2 ngày 20/4/2017 được soạn thảo bởi Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông Thôn
-----------------------

Cần thêm thông tin, hay cần tư vấn hỗ trợ xin vui lòng liên hệ
Ms. Hiền – 0903 541 599
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com
PHÒNG PHÂN BÓN , THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIECTERT

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀO VIỆT NAM

QUY TRÌNH CHI TIẾT NHẬP KHẨU PHÂN BÓN VÔ CƠ
----------------------------
Phân bón vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây gồm: phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp, Phân trung lượng, phân vi lượng.
1. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu phân bón khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
  a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Có Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
c) Loại phân bón nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, đáp ứng được quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đảm bảo môi trường.

2.  Thủ tục Hải quan về nhập khẩu Phân bón vô cơ.
Để làm mặt hàng này thì trước tiên bạn cần phải xin giấy phép nhập khẩu tự động và thực hiện chứng nhận hợp quy
1/ Xin giấy phép tự động khi nào và khi nào thì không ?
Theo thông tư số 35/2014/TT-BCT  về việc  áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón: theo phụ lục 1 thì áp theo 2 mã hs code này sẽ bắt buộc xin giấy phép tự động.

Mã hàng hóa
Mô tả hàng hóa : Urê, cóhoặc không ở trong dung dịch nước
3102.10.00
Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố cấu thành là nitơ, phospho và kali
3105.20.00

Nếu công ty bạn nhập hàng thuộc 2 mã này thì bạn sẽ phải bắt buộc xin giấy phép nhập khẩu tự động. còn nếu mã hs code khác thì không cần xin giấy phép nhập khẩu tự động.

1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 (hai) bản (theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề về kinh doanh phân bón: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
c) Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
d) Hóa đơn thương mại: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Tín dụng thư (L/C) hoặc chứng từ thanh toán: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo Mẫu số 2 và Mẫu số 3 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: 01 (một) bản chính;
e) Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng nhập khẩu: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Nơi nộp hồ sơ đăng kí giấp phép tự động.
Nếu bạn ở HN: Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Nếu bạn ở HCM: Văn phòng đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 12 Võ Văn Kiệt, Lầu 2, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian cấp giấy phép nhập khẩu tự động: xem tại http://thutucxuatnhapkhau.net/services/
**Khi bạn đã có giấy phép nhập khẩu tự động rồi thì bạn có thể cho hàng về cảng để làm chứng nhận hợp quy cho sản phẩm phân bón của mình, nếu bạn nhập khẩu lần đầu phải thực hiện hoạt động công bố hợp quy tại sở công thương, những lần sau không bắt buộc.

2. Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
1. Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 48/2011/TT-BCT.
2. Bản sao Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của phân bón vô cơ với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
3. Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón vô cơ gồm đặc điểm, tính năng, công dụng.
4. Các tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến phân bón (Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn cơ sở hoặc áp dụng Tiêu chuẩn nước ngoài) hoặc các quy định kỹ thuật khác.
-----------

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi được BCT chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy phân bón , cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ Phân bón để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599
------------------

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

HỒ SƠ THỦ TỤC NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM PHÂN BÓN CẦN CÓ GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU


HỒ SƠ THỦ TỤC NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM PHÂN BÓN CẦN CÓ GIẤY PHÉP
 NHẬP KHẨU
--------------------------------

– Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Trong đó, hồ sơ hải quan được quy định cụ thể tại Điều 16.
– Ngoài ra, khi nhập khẩu phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón, công ty bạn phải thực hiện quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành. Theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” thì:
Điều 27. Nhập khẩu phân bón
1. Nhập khẩu có giấy phép
Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải có Giấy phép:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu;
d) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
đ) Phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy;
e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học.
2. Nhập khẩu không cần giấy phép
Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây không phải xin phép:
a) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013.
b) Phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương công bố.


– Hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 28 Thông tư số 04:


   1. Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón (Khai online trên phần mềm theo theo mẫu số 05)
   2. Tờ khai kỹ thuật từng loại phân bón (Khai online trên phần mềm theo theo mẫu số 06/TT ban hành Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày  12   tháng 02   năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
   3. Bản sao chụp chứng thực các loại giấy tờ sau: (scan văn bản đính kèm vào phần mềm )
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân);
- Văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
4. Bản tiếng nước ngoài giới thiệu rõ về Thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng; Công dụng, hướng dẫn sử dụng; Các cảnh báo đối với từng loại phân bón xin nhập khẩu; Kèm theo bản dịch đầy đủ sang tiếng Việt, có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu (scan văn bản đính kèm vào phần mềm )
5. Nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế ((scan văn bản đính kèm vào phần mềm )
* Thời gian giải quyết:
- Thời gian xử lý, trả kết quả: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
* Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
Nơi tiếp nhận: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt - số 2 Ngọc Hà -Ba Đình -Hà Nội
 ĐT: 043.8234651 ; Email: vanphongctt@gmail.com 
– Ngoài ra, khi nhập khẩu phân bón, đề nghị bạn đọc tham khảo quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón” và các văn bản hướng dẫn để thực hiện.
Bạn đọc có thể theo dõi thông tin các văn bản tại mục VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ http://www.customs.gov.vn.

---------------------------------------------
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi được BCT chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy phân bón , cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ Phân bón để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BVTV


CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
------------------

  Theo thông tư 21/2015/TT - BNPTNT ban hành ngày 8/6/2015 của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất trong nước, nhập khẩu, gia công sang chai đóng gói trước khi đưa ra thị trường cần thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy.
Về quy trình cụ thể cho các đơn vị sản xuất, sang chai đóng gói, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật như sau:
1. Các đơn vị sản xuất: 
Nhà máy sản xuất thuốc BVTV

- Nghiên cứu công thức thuốc 
- Xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm 
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất
- Tiên hành sản xuất thử 
- Chứng nhận hợp quy 
- Sản xuất đại trà đưa ra thị trường 
-Giám sát hàng năm 
2. Thuê gia công, sang chai, đóng gói 
-  Nghiên cứu công thức thuốc 
- xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Ký hợp đồng gia công
- Tiến hành sản xuất thử
- Sản xuất đại trà đưa ra thị trường
-Giám sát hàng năm

 a. Hợp quy theo lô
- Xin giấy phép Nhập khẩu sản phẩm thuốc về khảo nghiệm
- Xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Nhập khẩu về thương mại
- Tiến hành chứng nhận hợp quy + Kiểm tra nhà nước
- Thông quan => bán ra thị trường
b. Gia công sang chai, đóng gói lại
-   Xin giấy phép Nhập khẩu sản phẩm thuốc về khảo nghiệm
- Xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Nhập khẩu về làm nguyên liệu
- Ký hợp đồng với đơn vị gia công
- Đăng ký chứng nhận hợp quy
- Công bố hợp quy
- Đưa hàng ra thị trường
Mô hình khảo nghiệm thuốc BVTV
 Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Bộ Nông nghiệp - Cục bảo vệ thực vật chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy Thuốc BVTV theo QĐ số 166 ngày 27/01/2016.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
SĐT: 0903 541 599
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BVTV

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
------------------

  Theo thông tư 21/2015/TT - BNPTNT ban hành ngày 8/6/2015 của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất trong nước, nhập khẩu, gia công sang chai đóng gói trước khi đưa ra thị trường cần thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy.
Về quy trình cụ thể cho các đơn vị sản xuất, sang chai đóng gói, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật như sau:
1. Các đơn vị sản xuất: 
Nhà máy sản xuất thuốc BVTV

- Nghiên cứu công thức thuốc 
- Xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm 
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất
- Tiên hành sản xuất thử 
- Chứng nhận hợp quy 
- Sản xuất đại trà đưa ra thị trường 
-Giám sát hàng năm 
2. Thuê gia công, sang chai, đóng gói 
-  Nghiên cứu công thức thuốc 
- xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Ký hợp đồng gia công
- Tiến hành sản xuất thử
Chứng nhận hợp quy
- Sản xuất đại trà đưa ra thị trường
-Giám sát hàng năm
3. Nhập khẩu

 a. Hợp quy theo lô
- Xin giấy phép Nhập khẩu sản phẩm thuốc về khảo nghiệm
- Xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Nhập khẩu về thương mại
- Tiến hành chứng nhận hợp quy + Kiểm tra nhà nước
- Thông quan => bán ra thị trường
b. Gia công sang chai, đóng gói lại
-   Xin giấy phép Nhập khẩu sản phẩm thuốc về khảo nghiệm
- Xin giấy phép khảo nghiệm tại cục bảo vệ thực vật
- Tiến hành khảo nghiệm
- Đăng ký danh mục => được cấp giấy Đăng ký thuốc
- Nhập khẩu về làm nguyên liệu
- Ký hợp đồng với đơn vị gia công
- Đăng ký chứng nhận hợp quy
- Công bố hợp quy
- Đưa hàng ra thị trường
Mô hình khảo nghiệm thuốc BVTV
 Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Bộ Nông nghiệp - Cục bảo vệ thực vật chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy Thuốc BVTV theo QĐ số 166 ngày 27/01/2016.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
Ms Hiền - Phòng nghiệp vụ Phân bón Thuốc BVTV 
SĐT: 0903 541 599
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com